Mùa nước nổi miền Tây phải nói là một tin vui không hề nhỏ với cư dân Nam Bộ. Đây là mùa mà các loại tôm , cá phát triển mạnh và đổ về từ các dòng nước lớn. Ngư dân và các làng chài tại miền Tây hớn ha hớn hở đưa thuyền đi đánh bắt. Nhiều năm nay nước không về với các người dân, đời sông thật sự rất khó khăn với họ. Để tìm hiểu thêm về lý do dựa vào mùa nước nổi này. Chúng tôi đã có mặt tại miền Tây vào giữa tháng 7 âm lịch. Năm nay mùa nước nổi miền Tây lại về. Chúng tôi thấy được sự vui sướng của người dân nơi đây.
xem thêm: Du lịch đó đây cùng Viettrip
Về miền Tây mùa nước nổi nào!
Mỗi khi mùa nước nổi miền Tây về là vào khoảng tháng 7 đến tháng 8 âm lịch. Mua nước nổi này về dưới hình thức là lũ đấy! Tuy đây là một hình thức thiên tai nhưng người dân lại đón nhận nó. Họ cho rằng đó là một món quà, một tặng phẩm của thiên nhiên. Họ thấy đây vừa là một cơ hội thay đổi canh tác nông nghiệp. Nó còn là một cơ hội để đánh bắt và thu lượm thủy hải sản.
Đích đến mùa nước nổi miền Tây của Viettrip là Đồng Tháp
Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là vùng đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu. Chỉ mới giữa tháng 7 âm lịch mà cả vùng đã ngập nước. Mấy năm trước khi chúng tôi về đây hỏi, ai cũng lắc đầu ngao ngán. Dì Hai tại xã Tha La nói: “Mấy năm trước không có nước, chúng tôi không có thủy sản để bán. Khổ lắm cậu ơi!”. Quả thật khi chúng tôi về năm 2014, ai nấy cũng buồn rầu. Mua nước nổi miền Tây năm ấy không về, nhà nhà điêu đứng. Chúng tôi cũng thấy vậy mà buồn thay.
Nơi đây có năm nước không về
Xem thêm: Vẻ đẹp An Giang tuyệt mỹ
Chúng tôi sau đó men lên vùng đầu nguồn Đồng Tháp – An Giang để xem mua nước nổi. Năm nay nghe nói nước về lớn lắm. Anh Minh lái thuyền đưa chúng tôi vào vùng nước mênh mông. Anh Minh đưa chúng tôi đi trong đêm để kịp đến nơi ngư dân đánh bắt cá. Anh bảo: “Phải đi nhanh đến cho các anh các em chụp choẹt đồ đó!”. Quả thật vậy, nước về thì người dân ào ạt đổ ra bắt cá ngay. Đến sáng có khi lại không còn ai nữa.
Chúng tôi tới một cánh đồng gần biên giới Campuchia
Chúng tôi đi trên vùng nước mà cứ sợ mắc cạn. Ấy thế mà anh Minh lèo lái tài tình quá! Chúng tôi đi qua những đoạn hẹp nhiều sau sậy là không có dấu hiệu chậm lại. Chúng tôi dù bị dính bùn tung tóe nhưng chẳng ai quan tâm. Chúng tôi chỉ mong có những hình ảnh chân thực về mùa nước nổi. Chiếc thuyền đi nhanh đưa chúng tôi đến gần ranh giới Cam-pu-chia. Cánh đồng này thuộc xã Bình Thạnh, TX Hồng Ngự.
Cuối cùng thì chúng tôi đã có những hình ảnh chân thực về mùa nước nổi miền Tây. Trong khi anh Minh đi giăng lưới, lọp đê bắt thủy sản. Bạn anh đã đưa chúng tôi đã đi một vòng xung quanh để thăm thú. Người thì đặt dớn, người thì giở 12 cửa ngục (dụng cụ ở địa phương). Anh Đáng giở cửa ngục bảo: “Năm nay nước lại nhiều, chúng ôi thủ sẵn 20 cái cửa ngục rồi!” A mất khoảng 10 triệu cho 20 cái cửa ngục này.
Dân chuẩn bị lưới bắt cá từ sáng sớm
Cá nhiều nên họ giăng tới sáng
Chúng tôi còn gặp người dân hái bông Điên Điển và bông Súng. Họ bảo đã đi hơn 4 cây số đến đây để hái. “Bông điên điển trông mong manh vậy mà cũng muối chua được đấy!”, họ bảo. Bông này có thể biến hóa thành món ăn mới, ngon đáo để! Loài cây này đã trở thành kế sinh nhai của nhiều gia đình khi mua nước nổi miền Tây tới. Nhu cầu nhiều đến nối hái mùa nước nổi còn không đủ. Giờ họ bắt đầu trồng để thu hoạch.
Bông súng là đặc sản mùa nước nổi miền Tây
Bông súng và Điên Điển làm món ăn rất ngon
Bông súng thì về cắt tỉa và đem bỏ mối. Cứ vậy đấy, 3 tháng mùa nước nổi miền Tây là tất bật. Khi nước cạn thì lại quay về với đồng lúa.
Chúng tôi ra về mà vẫn nhớ nụ cười cùng những giọt mồ hôi của người dân. Mùa nước nổi thật sự có ý nghĩa quá lớn với họ. Chúng tôi cứ mong năm sau nước lại đầy để những người dân này không phải khổ cực. Vì chính họ đã làm nên một miền Tây, và miền Nam Bộ chất phác thật thà. Chúng tôi năm sau sẽ quay lại đây để lại gặp họ, những nông dân mùa nước nổi.
Chúng tôi sẽ quay lại mùa nước nổi miền Tây vào năm sau
Nguồn: Blog.viettrip.vn